Về "Thủ đô kháng chiến" ở miền Nam
Ngược quốc lộ 13, chúng tôi hăm hở về thăm di tích Trung ương Cục miền
Nam (TWCMN) - nơi từng được gọi là “Thủ đô kháng chiến” của miền Nam.
Nơi đây những kỳ tích vang bóng một thời trong những năm tháng kháng
chiến chống Mỹ cứu nước.
Cách thị xã Tây Ninh, xuôi quốc lộ 22B, chừng
khoảng 60 km là đến Rùm Đuôn, nơi từng đóng cơ quan đầu não kháng chiến
TWCMN. Nơi đây cách biên giới Campuchia chừng 1km theo đường chim bay,
cách cửa khẩu Xamát chừng khoảng 4km. Vùng biên Tân Lập chào đón khách
phương xa bằng không khí đặc thù của một vùng rừng nhiệt đới đặc trưng
và cái nắng khô hanh đến gai người.
Phải mất gần một giờ đồng hồ, chúng tôi mới đến được “Thủ đô kháng chiến” miền Nam khi mặt trời đã xế bóng. Trước mặt chúng tôi, là một vùng xanh ngát, um tùm những cây cổ thụ và dưới tán rừng lá chi chít những dây leo. Thấp thoáng dưới những tán cây đại thụ là nhà làm việc của các vị lãnh đạo cao cấp của TWCMN đã đi vào huyền thoại như: Lê Duẩn, Nguyễn Chí Thanh, Nguyễn Văn Linh, Võ Văn Kiệt...
Các hướng dẫn viên kể những câu chuyện về một thời chiến
đấu, một thời đạn bom của những con người đã đi vào huyền thoại Nguyễn
Chí Thanh, Nguyễn Văn Linh, Lê Duẩn, Võ Văn Kiệt …
Các
vật dụng trong nhà từ chiếc chõng tre, tủ, kệ bằng ván đến các súc gỗ
làm bàn, ghế vẫn được giữ nguyên như trước đây. Mỗi nhà đều có hầm kiên
cố được..
Căn
nhà đồng chí đại tướng Nguyễn Chí Thanh-Bí thư TW Cục thờI kỳ
1964 -1967 từng ở, nay là nơi đặt di ảnh và bàn thờ đồng chí.
Nhà đồng chí Võ Văn Kiệt từng ở
Trước khi đi vào rừng, đoàn chúng tôi được
vào tham quan tại Nhà trưng bày di tích lịch sử, với những hình ảnh tư
liệu của cuộc kháng chiến chống Mỹ, tận mắt chứng kiến những dụng cụ
sinh hoạt và phương tiện vũ khí chiến đấu thô sơ. Trong số này có nhiều
hiện vật lần đầu tiên được công bố như: Bàn làm việc có 3 ngăn, 3 đáy
của đồng chí Lê Duẩn, mô hình căn nhà của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh,
súng tự tạo mang tên “Ngựa trời” và nhiều hình ảnh, hiện vật quý giá.
Tận mắt nhìn thấy các hiện vật mới hiểu hết nỗi khó khăn gian khổ mà
anh dũng của cán bộ lãnh đạo cách mạng miền Nam.
Di tích được phục chế tại căn cứ Trung ương Cục miền Nam - tỉnh Tây Ninh
Ảnh: DƯƠNG THANH XUÂN
Rời nhà truyền thống, con đường nhỏ đưa chúng tôi
đến những căn nhà nhỏ bé đơn sơ ẩn mình sau tán lá rừng, có nhà hội họp
tập thể, nhà làm việc của các cán bộ cao cấp, nhà ở của chiến sĩ và các
ban, ngành. Những ngôi nhà này được dựng bằng tre, gỗ, mái lợp lá trung
quân, phù hợp hoàn cảnh chiến tranh lúc bấy giờ. Các vật dụng trong nhà
từ chiếc chõng tre, tủ, kệ bằng ván đến các súc gỗ làm bàn, ghế vẫn
được giữ nguyên như trước đây. Mỗi nhà đều có hầm kiên cố được nối với
nhau bởi một hệ thống giao thông hào liên hoàn. Chính tại nơi đây, các
vị lãnh đạo đã từng ở và làm việc trong những năm tháng kháng chiến.
Mặc dù nhiều lần bị địch đánh phá ác liệt nhưng căn cứ “R” vẫn được
bảo vệ vững chắc và trở thành biểu tượng của tinh thần quả cảm, trí
thông minh, tài thao lược của quân và dân Việt Nam.
Theo anh Trương Duy Tân, hướng dẫn viên khu căn cứ
cho biết: “Những căn nhà của các đồng chí lãnh đạo được phục chế nguyên
trạng trên nền đất cũ và nổi trên mặt đất. Khi phục chế cột của những
căn nhà được làm bằng bê tông giả gỗ tinh xảo, giống y chang hồi trước.
Điểm độc đáo của những căn nhà ở đây là không có kèo, không lót đòn tay
và đặc biệt nhất là mái lá trung quân. Đó là một loại lá giống lá xoài,
nhưng dài hơn một tý. Lá được gấp lại, xỏ liên kết với nhau bằng lạt
tre, đánh thành tấm lợp. Lá trung quân dai, bền, khó bị mục bởi mưa
nắng và không bắt lửa. Nếu gặp lửa lá không cháy. Vì thế bom Mỹ giỏi
lắm chỉ làm sập nhà chứ không làm cháy mái. Lá trung quân là lá một
loại dây leo bám vào các cổ thụ. Bên cạnh mỗi căn nhà là một hầm trú
ẩn nửa chìm, nửa nổi”.
Cũng theo lời của anh Tân thì ngày xưa căn cứ được
hình thành ba vành đai bảo vệ. Lớp thứ nhất gồm những thân cây vót nhọn
cắm chi chít ngoài trảng trống để chống trực thăng đổ bộ. Lớp thứ hai
bịt bùng những thân cây cưa đổ nhưng vẫn xanh tươi. Lớp trong cùng có
hai lớp rào cây bảo vệ xen kẽ. Từ trên không nhìn xuống toàn bộ khu
rừng vẫn xanh tươi nên máy bay dọ thám của địch… không phát hiện được.
Năm 1962, đơn vị cảnh vệ đầu tiên được thành lập tại đây. Nhiệm vụ của
đơn vị là kiểm soát bảo vệ căn cứ, phòng ngự từ xa. Năm 1965, ATK (an
toàn khu) được thành lập.
Chúng tôi ghé thăm bếp Hoàng Cầm, bếp đặc biệt là
khi nấu áp suất không khí sẽ đẩy vào, khói sẽ theo các đường dẫn khí sẽ
vào bên trong hầm chứa khói. Và từ những hầm chứa khói đó, sẽ có những
ống dẫn khói nữa dẫn qua 2-3 hầm chứa, rồi sau đó, sẽ có nhiều ống dẫn
khói tiếp tục lan tỏa lên những bụi, thân cây lớn. Khi đó, các anh nuôi
sẽ lấy lá tủ lên nên khói sẽ bay là là dưới mặt đất nên địch rất khó
phát hiện…
Điểm đặc biệt trong chuyến về “Thủ đô kháng chiến”
của miền Nam là chúng tôi được hướng dẫn đến thăm Ban an ninh TWCMN.
Tại đây, mỗi Ban An ninh của 31 tỉnh, thành phố từ Quảng Trị đến Cà Mau
đều có đài tưởng niệm riêng. Chúng tôi đã cùng thắp nén hương ở phần di
tích Công an Phú Yên.
Hằng năm, vùng căn cứ địa cách mạng đón rất nhiều
du khách. Vì đó không những là nhu cầu của đông đảo cựu chiến binh, các
chiến sĩ cách mạng mà còn là mong muốn của nhiều thế hệ trẻ hôm nay để
được về nguồn, tưởng nhớ và biết ơn những người đi trước.
St từ Internet
Tin mới hơn:
- 06/11/2011 17:38 - Trung ương cục miền nam ngày nay P2
- 14/04/2011 14:12 - Trung ương Cục miền Nam điểm đến của Tây Ninh
- 17/03/2011 23:42 - Trung ương cục Miền Nam ngày càng đổi mới
- 17/03/2011 23:26 - Về thăm di tích Căn cứ Bộ Chỉ huy Miền Nam
- 17/03/2011 22:41 - Trung ương cục Miền Nam: Địa chỉ du lịch