photocopytuananhcall-to-ads-460px-80px

Trung ương Cục miền Nam điểm đến của Tây Ninh

Viết bởi du lịch Tây Ninh - TayNinhTour.

Theo Ban quản lý các khu di tích lịch sử cách mạng miền Nam tại Tây Ninh, BQL đang xúc tiến việc xây dựng “Đề án tổng thể bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị Khu di tích lịch sử Căn cứ Trung ương Cục miền Nam, giai đoạn 2011 - 2020” theo Kết luận số 356/TB-TW ngày 28.6.2010 của Ban Bí thư Trung ương Đảng.

Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, Tây Ninh được Trung ương Đảng chọn làm nơi đứng chân của các cơ quan đầu não Cách mạng miền Nam như: Trung ương Cục, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam. Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, thống nhất đất nước, các địa điểm trên được Bộ Văn hoá Thông tin (nay là Bộ Văn hoá – Thể thao và du lịch) xếp hạng di tích cấp quốc gia.

Từ năm 1994 – 2005, Bộ VH-TT đã đầu tư trên 20 tỷ đồng để tu bổ, phục chế tôn tạo 3 KDT, thực hiện việc xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ các cuộc hành hương về nguồn của các bậc lão thành cách mạng, nơi giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ và là địa điểm thu hút khách tham quan, du lịch

Du khách tham quan phòng trưng bày ở Khu DT Căn cứ Trung ương Cục 
Du khách tham quan phòng trưng bày ở Khu DT Căn cứ Trung ương Cục.

Tuy nhiên, công tác bảo tồn, tôn tạo chỉ dừng lại ở việc phục dựng nhà ở và nơi làm việc của các đồng lãnh đạo Cách mạng miền Nam, nhà ăn, hội trường, bếp Hoàng Cầm, một số đoạn giao thông hào… chưa thể hiện được tầm vóc và quy mô của cơ quan đầu não kháng chiến. Nguyên nhân chủ yếu là tư liệu, tài liệu về sinh hoạt và hoạt động tại các khu căn cứ khi đó rất hiếm, chỉ thu thập qua lời kể những người từng sống, chiến đấu tại nơi đây, điều kiện kinh phí đầu tư chưa đáp ứng nhu cầu. Ngoài ra, các cơ sở dịch vụ phục vụ cho việc ăn, ở, nghỉ ngơi, mua sắm hàng lưu niệm… đều chưa có, do đó du khách gặp nhiều khó khăn khi đến tham quan, làm giảm sức thu hút của KDT.

Hiện nay, Khu kinh tế cửa khẩu Xa Mát đang được đầu tư xây dựng ở vị trí nằm giữa 3 KDT. Trong tương lai, khu vực này sẽ trở thành khu đô thị sầm uất, là nơi tham quan mua sắm của khách du lịch trong và ngoài nước. Đây cũng là cơ hội tốt để tổ chức quảng bá các KDT. Vì vậy, nếu không tiếp tục đầu tư cho hệ thống di tích lịch sử văn hoá Trung ương Cục, không chỉ thiếu cơ sở phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học về các lĩnh vực quân sự, xây dựng căn cứ, nghệ thuật chỉ đạo, lãnh đạo của Đảng trong kháng chiến chống Mỹ… mà còn khó thu hút khách tham quan. Tính cấp thiết còn thể hiện ở việc hiện nay số nhà cách mạng lão thành còn không nhiều, đa số tuổi cao, sức yếu, nếu chậm sẽ gây khó khăn cho công tác sưu tầm tư liệu, hiện vật.
Nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải (mặc áo khoác sẫm màu) chụp ảnh lưu niệm cùng các CCB trong lần về thăm Căn cứ Trung ương Cục tháng 12.2010.
BQL các khu di tích lịch sử cách mạng miền Nam cho biết thêm, nhiệm vụ của việc xây dựng đề án là đánh giá tổng thể hiện trạng hệ thống KDT Trung cực Cục miền Nam, các nhà bia, bia kỷ niệm của các cơ quan trực thuộc Trung ương Cục; đánh giá hiệu quả đầu tư trước đây. Lập quy hoạch tổng thể toàn bộ các KDT và thực hiện tu bổ, tôn tạo, phát huy giá trị của hệ thống KDT cho giai đoạn 2011 – 2020. Xây dựng khu vực này trở thành nơi tham quan giáo dục truyền thống kết hợp với du lịch sinh thái. Trong đó, dự kiến quy hoạch KDT Trung ương Cục và Mặt trận DTGP miền Nam VN thành khu liên hoàn với tổng diện tích khoảng 1.000 ha; Quy hoạch KDT Chính phủ CMLT Cộng hoà miền Nam VN với diện tích 60 ha,
Ở KDT Trung ương Cục và Mặt trận DTGP miền Nam VN, trong phân khu bảo tồn cần phải chống xuống cấp di tích, phục chế thêm nhà ở và làm việc các cơ quan, đơn vị thuộc Văn phòng Trung ương Cục và các ban, ngành, Đài Phát thanh Giải Phóng, Xí nghiệp Trần Phú… Phục chế hệ thống hàng rào, bãi chông, hệ thống thông tin, liên lạc, bếp Hoàng Cầm ở suối Chò. Trong khu tôn tạo sẽ xây dựng các hạng mục như đền thờ, nhà trưng bày (cải tạo nhà trưng bày hiện này thành nhà đón tiếp và làm việc), phòng chiếu phim tư liệu, sân vườn, sân lễ… 

Một con suối ở Khu DT Căn cứ Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam
Nhằm phát huy giá trị di tích, BQL các khu di tích lịch sử cách mạng miền Nam cũng đã phác thảo những giải pháp cần phải thực hiện trong giai đoạn 2011 – 2020 như tổ chức hội thảo, xuất bản tài liệu, phim về di tích, tuyên truyền giới thiệu di tích trong hệ thống trường học, lập website… Xây dựng khu di tích trở thành nơi tổ chức các chương trình giáo dục, rèn luyện thanh thiếu niên về kỹ năng sống hoặc tận dụng để làm phim trường; Xây dựng các chương trình hoạt động du lịch văn hoá cách mạng, kết hợp du lịch sinh thái, du lịch hội nghị, du lịch mạo hiểm, du lịch về nguồn…
Đ. Hoàng Thái
Theo Báo Tây Ninh

Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Du lịch Núi Bà Đen

Du lịch Núi Bà Đen Tây Ninh

Album Phong cảnh đẹp Núi Bà Đen

Du lịch Hồ Dầu Tiếng

Du lịch Hồ Dầu Tiếng Tây Ninh

Album Phong cảnh đẹp Hồ Dầu Tiếng

Du lịch Long Điền Sơn

Du lịch Long Điền Sơn Tây Ninh

Abum Phong cảnh đẹp Long Điền Sơn

Du lịch Toà Thánh Cao Đài

Du lịch Toà Thánh Cao Đài Tây Ninh

Album Phong cảnh đẹp Toà Thánh Cao Đài